• Nông Lâm Thủy sản

Thông tin nông nghiệp - ngày 25/4

25/04/2024 23:56 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Năm, 25/04/2024 | 23:56

* Ngày 25/4, Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng thông báo về tình hình xâm nhập mặn (độ mặn cao nhất, thấp nhất tại các điểm đo) như sau: Ngày 23/4 trên sông Hậu: Trần Đề (cảng cá) cao nhất 16,9g/l - thấp nhất 11,0g/l, Long Phú (bến phà) cao nhất 12,1g/l - thấp nhất 6,5g/l, Đại Ngãi (thị trấn) cao nhất 4,3g/l - thấp nhất 1,8g/l, rạch Phụng An cao nhất 2,2g/l - thấp nhất 0,7g/l, Cái Trâm cao nhất 0,6g/l - thấp nhất 0,2g/l; trên sông Mỹ Thanh: Dù Tho cao nhất 9,3g/l - thấp nhất 5,3g/l, Thạnh Phú (Nhu Gia) cao nhất 1,8g/l - thấp nhất 0,5g/l; trên Sông Đinh: Phường 4, thành phố Sóc Trăng cao nhất 3,4g/l - thấp nhất 1,0g/l; trên kênh Quản lộ Phụng Hiệp: Ngã Năm (cống Năm Kiệu) cao nhất 8,6g/l - thấp nhất 7,2g/l. Ngày 24/4 trên sông Hậu: Trần Đề (cảng cá) cao nhất 18,3g/l - thấp nhất 11,8g/l, Long Phú (bến phà) cao nhất 13,4g/l - thấp nhất 6,2g/l, Đại Ngãi (thị trấn) cao nhất 4,8g/l - thấp nhất 1,7g/l, rạch Phụng An cao nhất 2,1g/l - thấp nhất 0,6g/l, Cái Trâm cao nhất 0,6g/l - thấp nhất 0,2g/l; trên sông Mỹ Thanh: Dù Tho cao nhất 9,6g/l - thấp nhất 5,4g/l, Thạnh Phú (Nhu Gia) cao nhất 2,2g/l - thấp nhất 0,9g/l; trên Sông Đinh: Phường 4, thành phố Sóc Trăng cao nhất 3,2g/l - thấp nhất 1,7g/l; trên kênh Quản lộ Phụng Hiệp: Ngã Năm (cống Năm Kiệu) cao nhất 8,8g/l - thấp nhất 7,4g/l. Dự báo (từ ngày 22/4 - 28/4), độ mặn cao nhất tại Trần Đề ở mức 22,7g/l, tại Long Phú 19,9g/l, tại Đại Ngãi 8,1g/l, tại rạch Phụng An 6,2g/l, tại Cái Trâm 3,1g/l; tại Dù Tho 15,8g/l, tại Thạnh Phú 6,1g/l; tại thành phố Sóc Trăng 3,7g/l; tại Ngã Năm (cống Năm Kiệu) 10,1g/l.

* Để chủ động trong sản xuất, giảm nhẹ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra trong thời gian tới, ngày 24/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Tăng cường thông tin về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn, vận hành cống trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người dân để chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; thông tin lịch thời vụ xuống giống, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân để triển khai các hoạt động sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Đối với vùng chưa xuống giống lúa, khuyến cáo người dân không nên gieo sạ nếu chưa có nguồn nước ngọt ổn định, chỉ tổ chức canh tác khi đã xuất hiện mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định, tuân theo lịch xuống giống của ngành chuyên môn và địa phương, đảm bảo xuống giống tập trung, né rầy; đối với vùng đã xuống giống khi có nguy cơ bị thiếu nước, xâm nhập mặn có thể bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn như KNO3, Brassinosteroid (Comcat 150 WP, Nyro 0,01 N), phân chứa các nguyên tố Ca, Mg, Si; đối với các vùng canh tác lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn cần rửa phèn và mặn thật kỹ trước khi xuống giống bằng cách bơm nước ngọt vào ruộng từ 2 - 3 lần, sau đó bón vôi từ 300 - 500kg/ha ngâm rồi xả rửa lại, tiến hành đo độ mặn <1‰ và pH đất từ 5,5 - 7 thì mới được xuống giống; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm, tưới ngập - khô xen kẽ giúp tiết kiệm nước và tăng chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết. Đối với rau màu, nông dân cần kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, sử dụng màng phủ để giữ ẩm cho đất, ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm; áp dụng các biện pháp sinh học trong canh tác như sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật; không nên xuống giống đối với các khu vực không đảm bảo được nguồn nước tưới. Đối với cây ăn trái, nông dân cần kiểm tra, củng cố hệ thống bờ bao, cống bọng của mỗi vườn cho chắc chắn để tránh nước mặn xâm nhập vào vườn; sử dụng nguồn vật liệu như rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình... hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây, cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước; đo độ mặn cẩn thận trước mỗi lần lấy nước, tuyệt đối không tưới nước có độ mặn >1‰ cho cây ăn trái, riêng đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... không tưới nước có độ mặn >0,5‰, trong thời gian nhiễm mặn chỉ tưới nước tối thiểu, giúp cho cây không bị héo và mặt đất không bị khô nứt (kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới); không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.

TÂM ĐỊNH

Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: