• Văn hóa - Thể thao

"Mười bốn cũng ừ, mười tư cũng gật"

28/09/2023 04:33 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Tác giả: Trọng Nhân
  • Thứ Năm, 28/09/2023 | 04:33

STO - Thành ngữ “Mười bốn cũng ừ, mười tư cũng gật” được người xưa giễu những người ba phải, không biết phân biệt đúng sai. Ngoài từ “bốn” và “tư” trong thành ngữ, trong tiếng Việt còn có từ “tứ”. Về ngữ nghĩa và cách dùng của các từ bốn, tư và tứ có những sự khác biệt thế nào? Bài viết này tập hợp, hệ thống, giúp mọi người khi nói, viết đúng hơn.

Việc sử dụng bốntứ và  đã trở thành thói quen, ít ai sử dụng sai, song để giải thích cụ thể, không phải là điều dễ dàng. Ảnh minh họa: HOÀNG LỘC

Theo từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, năm 2011, Bốn danh từ, ghi bằng 4, là số đứng sau ba, trong dãy số tự nhiên. Ví dụ: Con tôi học lớp bốn. Một năm có bốn mùa. Hai với hai là bốn. Mèo là loài vật có bốn chân. Bốn phương tám hướng, Bốn phương trời ta về đây chung vui…

Đồng nghĩa với bốntứ là từ mượn tiếng Hán, nhưng có sự khác biệt nhất định. Tứ thường được dùng làm yếu tố cấu tạo các từ phức và thành ngữ. Ví dụ: Tứ chi, tứ quý, tứ tuyệt, tứ xứ, tứ thân phụ mẫu, tứ cố vô thân,… Ít ai dùng: Bốn chi, bốn quý, bốn thân phụ mẫu,… “Có người đem chủ nghĩa cá nhân ra làm ngáo ộp nát người ta rằng đó như là tứ chứng nan y không có thuốc nào chữa được” (Nguyện Chí Thanh - Giương cao hơn nữa ngọn cờ lãnh đạo của Đảng).

Ngoài ra, tứ cũng có thể dùng độc lập, cá biệt trong một số trường hợp còn dùng song song với bốn. Nhưng về phạm vi sử dụng của tứ hẹp hơn bốn. Những trường hợp dùng tứ mà không bốn. Ví dụ: Áo tứ thân. Họp bộ tứ. Bài có cả tứ xe lẫn tứ mã, quần tam tụ tứ. Các trường hợp dùng song song. Ví dụ: Tứ hải giai huynh đệ / Bốn bể đều là anh em. Tứ thời bát tiết / Bốn mùa tám tiết. Tứ phương bát hướng / Bốn phương tám hướng…

Trong tiếng Việt, bốntứ chỉ được trong số đếm, không dùng để chỉ rõ số thứ tự. Khi nói đệ tứ, trong: lớp đệ tứ là nói theo cách của tiếng Hán. Còn trong tiếng Việt, để nói về thứ tự, chúng ta thường dùng từ . Từ do tứ biến thanh mà thành. Ví dụ: Ngày thứ (ngày trong tuần). Tháng (tháng trong năm)… Cháu là con thứ . Kép Bền. Chị Hậu…  Không ai dùng: Ngày thứ Bốn (ngày trong tuần). Tháng Bốn (tháng trong năm)… Cháu là con thứ bốn.

Ngoài ra, còn được dùng để chỉ số lẻ đi kèm hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu,… với giá trị tương đương ở bậc thấp hơn liền kề. Ví dụ: Hai mươi là hai mươi lẻ bốn đơn vị. Một trăm là một trăm với bốn mươi đơn vị. Một triệu là một triệu với bốn trăm đơn vị. Nếu như số lẻ, không thuộc bậc thấp liền kề, thì thường chúng ta không dùng , mà là dùng bốn. Ví dụ: 1.400 là một ngàn (một ngàn bốn trăm). Còn 1.040 là một ngàn không trăm bốn mươi (không dùng “một ngàn không trăm ”).

Tóm lại, việc sử dụng bốn, tứ đã trở thành thói quen, ít ai sử dụng sai, song để giải thích cụ thể, không phải là điều dễ dàng.

TRỌNG NHÂN

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: