• Chuyển đổi số

Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững

17/08/2023 16:55 GMT +7
  • Nguồn: Báo Nhân Dân Điện tử
  • Thứ Năm, 17/08/2023 | 16:55

Sáng 17/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.

Hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.

Hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luôn xác định chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan và là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp khoa học công nghệ và đặc biệt là của người nông dân; Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất.

Quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Cơ sở hạ tầng số ở nông thôn còn thiếu; quy mô ứng dụng chuyển đổi số còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương; nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế; diện tích canh tác nhỏ; các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế.

Do đó, quá trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước tại cấp trung ương, địa phương, mà còn của các doanh nghiệp, người dân và đặc biệt là sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế.

Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững ảnh 1

Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung phát biểu tại hội thảo.

Trong thời gian qua, một số dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như UNDP, UNIDO, GIZ, IRRI, IDH, Oxfarm… đã triển khai nhiều mô hình thí điểm về ứng dụng số hóa trong sản xuất, thu hoạch, phân phối một số loại nông sản chủ lực của Việt Nam như lúa, tôm, cà-phê, cây ăn trái… và đã đạt được những thành công nhất định.

Hiện nay, tại Bình Thuận, tỷ lệ hộ dân trồng thanh long sử dụng đèn led thay thế Compact là: Trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP: 73%; VietGAP: 45%; hữu cơ: 50%; truyền thống: 35%. Nhờ việc chuyển sử dụng bóng điện chiếu sáng cho cây thanh long từ bóng Compact sang đèn Led có thể giảm tới 68% lượng phát thải từ sử dụng điện năng, giúp sản xuất thanh long xanh hơn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện nay, tại Bình Thuận, tỷ lệ hộ dân trồng thanh long sử dụng đèn led thay thế Compact là: Trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP: 73%; VietGAP: 45%; hữu cơ: 50%; truyền thống: 35%. Nhờ việc chuyển sử dụng bóng điện chiếu sáng cho cây thanh long từ bóng Compact sang đèn Led có thể giảm tới 68% lượng phát thải từ sử dụng điện năng, giúp sản xuất thanh long xanh hơn, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Bộ sẽ tập trung vào số hóa dữ liệu để phục vụ việc ứng dụng số hóa trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới.

Hiện nay, tỷ lệ nông dân Việt Nam sử dụng internet hằng ngày khá cao, đây là một trong những thuận lợi giúp nông dân ứng dụng số hóa vào trong sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nông dân đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Tại Hội nghị, lần đầu tiên UNDP và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu mô hình về một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và "dấu chân các-bon" của từng trái thanh long được sản xuất tại Bình Thuận.

Với hệ thống này, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất trọng điểm Bình Thuận, Việt Nam, giờ đây có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ thực hành “xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất.

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, đây là một công cụ quan trọng để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, thường là nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh các-bon qua biên giới.

PHÚC HUY/BÁO NHÂN DÂN

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: