• Chuyển đổi số

Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng:

Đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm góp phần thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ điện tử

07/11/2023 04:17 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Ba, 07/11/2023 | 04:17

STO - Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm hoàn thiện thể chế và tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm. Quá trình thực hiện, để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. [đã viết lại SAPO]

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nền hành chính nhà nước và các lĩnh vực đời sống xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng với mục tiêu tăng cường năng lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, mang lại sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tăng cường sự minh bạch của nền hành chính quốc gia, tinh gọn bộ máy để giảm chi tiêu của Chính phủ và nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời tạo thuận lợi, nhanh chóng, giảm thời gian, chi phí, nhân lực, việc đi lại và giảm giao dịch trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp... Đăng ký biện pháp bảo đảm cũng không nằm ngoài xu thế này. Những năm vừa qua, Bộ Tư pháp đã xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của bộ, trong đó phải kể đến hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm.

Các cơ quan nhà nước từng bước chuyển sang hoạt động trên môi trường số, sử dụng dữ liệu công nghệ số. Ảnh: KIM NGỌC

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Đẹp - Phó trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, trước khi Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị  ban hành, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm hoàn thiện thể chế và tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm. Cụ thể, ngày 23/7/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghị định đã quy định một số nội dung cơ bản làm tiền đề cho việc thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm, như: cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến; giá trị pháp lý của đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến; cấp và quản lý tài khoản đăng ký trực tuyến; hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến về biện pháp bảo đảm, phù hợp với các quy định của các văn bản mới ban hành và yêu cầu từ thực tiễn hoạt động đăng ký trực tuyến. Ngày 1/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Nghị định số 102/2017/NĐ-CP tiếp tục hoàn thiện các quy định tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm, cấp và quản lý tài khoản đăng ký trực tuyến. Hoạt động của hệ thống đăng ký trực tuyến, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ còn bổ sung làm rõ hơn các quy định về thủ tục đăng ký trực tuyến; bổ sung các trường hợp đăng ký trực tuyến biện pháp đảm bảo không có giá trị pháp lý; khôi phục dữ liệu trong trường hợp kết quả đăng ký biện pháp đảm bảo bị hủy không đúng các căn cứ do pháp luật quy định.

Đến ngày 30/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. Nghị định số 99/2022/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục đăng ký; phân tách rõ việc cấp, quản lý, sử dụng tài khoản để thực hiện đăng ký, yêu cầu cung cấp thông tin trực tuyến và việc cấp, quản lý, sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu để thực hiện tra cứu, tìm kiếm thông tin nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, cũng như tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có nhiều hơn sự lựa chọn cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình. Nghị định này còn quy định rõ về thẩm quyền, trình tự thực hiện việc cấp tài khoản đăng ký và mã số sử dụng cơ sở dữ liệu; phân biệt rõ các trường hợp từ chối đăng ký, các trường hợp hủy đăng ký trực tuyến; bổ sung các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu đăng ký biện pháp đảm bảo.

Ngoài ra, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nói chung và đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm nói riêng là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Ngay từ đầu triển khai thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp đã thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm và thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin hoàn toàn trên máy tính kết nối mạng đối với toàn bộ thủ tục hành chính về đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến sau này. 

Có thể thấy rằng, những văn bản trên đã để lại dấu ấn sâu sắc về cải cách thể chế và thay đổi cách tiếp cận hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp đảm bảo, góp phần thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

KIM NGỌC - MỸ HẠNH

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: