Trao đổi nội dung về thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội

01/03/2024 14:43 GMT +7
  • Nguồn: Báo Sóc Trăng
  • Thứ Sáu, 01/03/2024 | 14:43
Giọng Nữ miền Nam
  • Giọng Nữ miền Nam
  • Giọng Nữ miền Bắc

STO - Ngày 1/3, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc họp trao đổi một số nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tham dự cuộc họp có đồng chí Lý Rotha - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: THANH VÀNG

Thời gian qua, với sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, sự tham gia ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo. Đến nay, công tác tổ chức thực hiện các chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý các nghị quyết của Quốc hội; kết cấu hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội được phát huy hiệu quả, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Theo báo cáo, tình hình giải ngân vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổng nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 và vốn kế hoạch năm 2023 chưa giải ngân là 22.354,616/272.157,106 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 8,21%; tổng nguồn vốn kế hoạch năm 2022 kéo dài sang năm 2023 chưa giải ngân hết có nhu cầu kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 19.996,303/22.354,616 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 82,89% (trong đó, nguồn vốn giải ngân năm 2022 kéo dài sang năm 2023 chưa giải ngân có nhu cầu kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 9.647,380/10.278,599 triệu đồng; danh mục dự án được bố trí kế hoạch năm 2023 chưa giải ngân kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 10.348,923/12.076,017 triệu đồng)…

Tại cuộc họp các đại biểu đã tích cực trao đổi làm rõ những nội dung trong Nghị quyết số 111/2024/QH15, ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất; quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng Chính sách xã hội… nhất là về việc chuyển nguồn vốn thực hiện chương trình năm 2022 kéo dài sang năm 2023.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, đồng chí Lý Rotha đã giải đáp một số thắc mắc của đại biểu. Đồng thời, đề nghị sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động rà soát, nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù nêu tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, HĐND tỉnh chỉnh sửa, bổ sung các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

THANH VÀNG

Bình Luận

Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
>> Xem thêm

Báo Sóc Trăng Online - baosoctrang.org.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Sóc Trăng
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều

Phó Tổng Biên tập: Lê Hoàng Bắc - Lê Minh Trường - Trần Thị Thu Thảo
Giấy phép xuất bản số: 833/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30-12-2021
Tòa soạn: Số 02, Trần Văn Sắc, Phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3 822499 - Fax: 0299 3 622049 
Email: baosoctrangdientu@gmail.com hoặc toasoanbaosoctrang@gmail.com
Báo Sóc Trăng giữ bản quyền nội dung trên website này

Tổng số lượt truy cập: